Những điều cần cân nhắc trước khi nuôi một chú chó
Có rất nhiều câu hỏi không chỉ tác động đến việc bạn mua chó trưởng thành hay chó con mà còn là loại chó nào và bạn chọn đến trung tâm cứu hộ hay tìm đến người lai giống. Tuy nhiên, quan trọng nhất trong số tất cả các câu hỏi đó, hãy tự hỏi liệu lối sống hiện tại của bạn có cho phép nuôi một chú chó hay không? Nếu có bất kỳ thay đổi nào cần thiết, bạn đã sẵn sàng thực hiện chúng chưa?
Những câu hỏi cần cân nhắc trước khi nuôi một chú chó:
- Bạn có con không? Nếu có, chúng bao nhiêu tuổi? Bạn có thể cần dành thời gian để giáo dục trẻ nhỏ về cách cư xử với chó. Bạn cũng có thể cần cân nhắc xem chó sẽ dành thời gian ở đâu nếu bạn không thường xuyên ở bên cạnh vì không nên để trẻ nhỏ ở một mình với chó.
- Bạn có thú cưng khác không? Nếu có, chúng có thể phản ứng như thế nào với một thú cưng mới? Việc giới thiệu một chú chó với những vật nuôi hiện có cần được thực hiện dần dần.
- Bạn có vườn không? Nếu có, vườn có an toàn không? Bạn có cần kiểm tra các lỗ hổng trong hàng rào hoặc cây có độc và các mối nguy hại khác không? Nếu nhà bạn không có vườn, liệu chó của bạn có thể đi ra ngoài trong trường hợp cần thiết không?
- Bạn có làm việc toàn thời gian không? Nếu có, bạn có vắng nhà cả ngày không? Có người khác trông được chó trong ngày để giúp huấn luyện chó khi còn bé hoặc dắt chó đi dạo và đảm bảo chó có nước uống không?
- Bạn có đi du lịch nhiều không? Nếu bạn nghỉ lễ nhiều, chó của bạn có đi cùng bạn không? Nếu chó không thể đi cùng, bạn có dự tính gì?
- Bạn có thể hỗ trợ về mặt tài chính cho nhu cầu của chó, bao gồm bảo hiểm thú cưng, đồ ăn, hóa đơn của dịch vụ bác sĩ thú y và dịch vụ cắt tỉa lông không?
Bạn có thời gian dành cho chó con không?
Một trong những câu hỏi quan trọng nhất để tự hỏi là liệu bạn có thời gian chăm sóc và huấn luyện chó con không. Bạn phải chăm sóc cẩn thận và thật chú ý để đảm bảo chó con không tự làm mình bị thương, huấn luyện và giúp chúng thích nghi tốt.
Ví dụ:
- Bạn cần hỗ trợ rất nhiều để huấn luyện và giúp chó con thích nghi với nhà mới. Khi lớn lên, chó con tiếp tục cần tập thể dục thường xuyên. Nếu bạn vắng nhà cả ngày, việc nuôi chó con có lẽ không phù hợp với bạn.
- Bạn phải bắt đầu chương trình huấn luyện càng sớm càng tốt khi mà chó con có khả năng học hỏi bẩm sinh tuyệt vời. Đây có thể là quá trình bổ ích nhưng tốn thời gian, đòi hỏi hoạt động củng cố liên tục.
- Khi chó con đến nhà bạn lần đầu, bạn cần phải ở bên cạnh để cho ăn thường xuyên và theo dõi các hành vi huấn luyện chó trong nhà của bạn
- Do tràn đầy năng lượng và thích mọi thứ, chó con của bạn cần vui chơi một chút và thường xuyên. Điều này đòi hỏi bạn phải quan tâm, chú ý và lập kế hoạch. Ví dụ: bạn nên dành một chút thời gian cho chó con vui chơi với các chú chó khác để giúp chúng học hỏi thích nghi với xã hội.
Môi trường trong nhà bạn có an toàn với chú chó không?
Không có loại môi trường nào phù hợp với chó. Bạn cần phải lưu tâm đến trẻ em hoặc thú cưng khác, nếu có. Bạn có thể sống ở thành phố, nông thôn, hay căn hộ hoặc một ngôi nhà. Bất kể ở môi trường nào thì điều quan trọng là phải an toàn với thú cưng của bạn.
Đặc biệt, chó con rất nhạy bén với môi trường của chúng và trải nghiệm tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng lâu dài. Môi trường sống ngày nay thường là thành thị và cuộc sống thành phố có vô số những tác nhân kích thích mạnh mẽ về thính giác và thị giác phổ biến và thường xuyên. Điều cực kỳ quan trọng là chó con không liên tưởng môi trường sống của mình với cảm giác sợ hãi hoặc khó chịu.
Cuộc sống thành phố có thể rất phấn khích nhưng với chó con, môi trường này dễ gây choáng ngợp. Bạn nên dành thời gian để chó con dần làm quen với môi trường xung quanh cũng như nhiều hoàn cảnh mà chúng sẽ trải qua: trên ô tô, trên thang cuốn, trong thang máy, trên tàu, trên xe điện hoặc xe buýt và nhiều nơi khác.
Đôi khi, chó con cũng phải tập ở nhà một mình trong những khoảng thời gian lâu dần mà không bị sợ hãi hay trở nên phá phách hoặc ồn ào.
Những điều cần xem xét là:
- Dây điện hở.
- Bất cứ nơi nào chó con có thể bị mắc kẹt hoặc rơi từ trên cao, chẳng hạn như cửa sổ, ban công hoặc cầu thang.
- Các chất độc hại dễ tiếp cận, bao gồm các sản phẩm tẩy rửa, tinh dầu bổ sung cho thuốc lá điện tử, thuốc dùng trong nhà, phân hóa học, dụng cụ sắc nhọn, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt côn trùng.
- Các lỗ và khe hở trong vườn mà chó con có thể trốn ra ngoài, các loại cây độc.
- Các loài cây độc như Đa đề, Tiên khách lai, Cây nhựa ruồi, Tầm gửi, Ráy thơm, Lô hội, Thủy Tiên, Dạ lan hương, Diên vĩ, Cây khô (họ Đỗ quyên), Đỗ quyên, Trúc đào và Đậu thơm.
Nuôi một chú chó có thể là mối quan hệ bổ ích và lâu dài, đồng thời, việc đảm bảo ngôi nhà và lối sống của bạn đáp ứng được các nhu cầu về sức khỏe và sự an toàn của chú chó mới sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc giữa con người và thú cưng.
Related Articles
Thích và chia sẻ trang này