Cùng nói về Chó ăn thỏ

Nằm trong số những loài chó phổ biến nhất thế giới, Chó ăn thỏ là loài động vật trung thành, tình cảm và thông minh. Với đôi mắt nâu to tròn, đôi tai mềm mại và biểu cảm 'nài nỉ', những chú chó săn dễ thương này cũng có sức hút khó cưỡng. Bản năng săn bắt động vật của chúng có thể khiến việc huấn luyện gặp chút khó khăn và chúng có xu hướng sủa nhiều hơn mức trung bình, nhưng giống Chó ăn thỏ hoàn toàn xứng đáng để bạn nỗ lực thêm. Với một chút thời gian và sự kiên nhẫn, bạn sẽ sớm có chú chó 'Snoopy' của riêng mình ở bên cạnh.

Tên chính thức: Chó ăn thỏ

Các tên khác: Chó săn, Chó ăn thỏ Anh

Nguồn gốc: Vương Quốc Anh

Beagle adult standing in black and white
  • Xu hướng chảy nước dãi

    2 out of 5
  • Nhu cầu chải chuốt

    1 out of 5
  • Mức độ rụng lông

    3 out of 5
  • Xu hướng sủa

    5 out of 5
  • Mức năng lượng*

    3 out of 5
  • Khả năng hòa đồng với các thú cưng khác

    4 out of 5
  • Thời tiết ấm áp?

    3 out of 5
  • Thời tiết lạnh?

    2 out of 5
  • Phù hợp với cuộc sống căn hộ?

    3 out of 5
  • Có thể ở một mình?*

    1 out of 5
  • Thú cưng trong gia đình?*

    4 out of 5
* Bạn không nên để thú cưng ở một mình trong thời gian dài. Sự bầu bạn có thể giúp chúng tránh khỏi cảm xúc buồn bã và cách cư xử quấy phá. Hãy nói chuyện với bác sỹ thú y của bạn để nhận được lời khuyên. Mỗi thú cưng có đặc điểm riêng, ngay cả khi chúng thuộc cùng một giống; phần tổng quan chứa thông tin chi tiết về giống này thể hiện rõ điều đó. Để có một thú cưng khỏe mạnh và cư xử tốt, bạn nên dạy dỗ và giao tiếp với thú cưng của bạn cũng như đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cơ bản của chúng (kể cả nhu cầu giao lưu xã hội và hành vi của chúng). Không bao giờ để thú cưng ở bên trẻ em mà không có người giám sát. Liên hệ với người lai giống hoặc bác sỹ thú y của bạn để được tư vấn thêm. Tất cả các thú cưng trong nhà đều hòa đồng và thích có bạn bè hơn là sống một mình. Tuy nhiên, chúng có thể được dạy để đối phó với sự cô đơn từ khi còn nhỏ. Để làm được điều này, hãy nhờ bác sĩ thú y hoặc huấn luyện viên tư vấn giúp bạn.
Illustration of black, beige, and white beagle
MaleFemale
HeightHeight
33 - 38 cm30.5 - 33 cm
WeightWeight
9 - 13 kg9 - 10 kg
Life stages
Tuổi chó conTuổi trưởng thành về sinh lý
2 đến 12 tháng12 tháng đến 7 tuổi
Tuổi trưởng thành về tâm lýLớn tuổi
7 đến 10 năm10 đến 20 năm
Tuổi sơ sinh
Từ lúc sinh ra đến 2 tháng
  • Xu hướng chảy nước dãi

    2 out of 5
  • Nhu cầu chải chuốt

    1 out of 5
  • Mức độ rụng lông

    3 out of 5
  • Xu hướng sủa

    5 out of 5
  • Mức năng lượng*

    3 out of 5
  • Khả năng hòa đồng với các thú cưng khác

    4 out of 5
  • Thời tiết ấm áp?

    3 out of 5
  • Thời tiết lạnh?

    2 out of 5
  • Phù hợp với cuộc sống căn hộ?

    3 out of 5
  • Có thể ở một mình?*

    1 out of 5
  • Thú cưng trong gia đình?*

    4 out of 5
* Bạn không nên để thú cưng ở một mình trong thời gian dài. Sự bầu bạn có thể giúp chúng tránh khỏi cảm xúc buồn bã và cách cư xử quấy phá. Hãy nói chuyện với bác sỹ thú y của bạn để nhận được lời khuyên. Mỗi thú cưng có đặc điểm riêng, ngay cả khi chúng thuộc cùng một giống; phần tổng quan chứa thông tin chi tiết về giống này thể hiện rõ điều đó. Để có một thú cưng khỏe mạnh và cư xử tốt, bạn nên dạy dỗ và giao tiếp với thú cưng của bạn cũng như đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cơ bản của chúng (kể cả nhu cầu giao lưu xã hội và hành vi của chúng). Không bao giờ để thú cưng ở bên trẻ em mà không có người giám sát. Liên hệ với người lai giống hoặc bác sỹ thú y của bạn để được tư vấn thêm. Tất cả các thú cưng trong nhà đều hòa đồng và thích có bạn bè hơn là sống một mình. Tuy nhiên, chúng có thể được dạy để đối phó với sự cô đơn từ khi còn nhỏ. Để làm được điều này, hãy nhờ bác sĩ thú y hoặc huấn luyện viên tư vấn giúp bạn.
Illustration of black, beige, and white beagle
MaleFemale
HeightHeight
33 - 38 cm30.5 - 33 cm
WeightWeight
9 - 13 kg9 - 10 kg
Life stages
Tuổi chó conTuổi trưởng thành về sinh lý
2 đến 12 tháng12 tháng đến 7 tuổi
Tuổi trưởng thành về tâm lýLớn tuổi
7 đến 10 năm10 đến 20 năm
Tuổi sơ sinh
Từ lúc sinh ra đến 2 tháng
Chú chó con thuộc giống chó ăn thỏ đang chạy với quả bóng hồng trong miệng
1/7

Tìm hiểu về Chó ăn thỏ

Tất cả những gì bạn cần biết về giống chó này

Với biểu cảm giống chó săn, đôi tai cụp xuống và đôi mắt đầy biểu cảm, không có gì lạ khi Chó ăn thỏ là một trong những giống chó được yêu thích nhất. Thuần tính và dễ gần, chúng cũng có tính cách khá đáng yêu - và, với một chút huấn luyện, Chó ăn thỏ sẽ trở thành người bạn đồng hành rất tuyệt vời với trẻ em và các động vật khác.

Mặc dù chưa biết rõ chính xác nguồn gốc của Chó ăn thỏ, nhưng chúng được cho là đã ở với chúng ta hàng trăm năm nay. Được cho là có nguồn gốc từ giống chó săn của người La Mã, chúng trở nên phổ biến ở Anh vào những năm 1800. Năm 1890, Câu lạc bộ Chó ăn thỏ được thành lập và tiêu chuẩn được tuân thủ ngay sau đó.

Ngày nay, Chó ăn thỏ là một trong 10 giống chó phổ biến nhất trên thế giới, theo Câu lạc bộ Chó kiểng Hoa Kỳ. Với tần suất xuất hiện dày đặc trên màn ảnh nhỏ, chúng đã đóng vai chính ở mọi thể loại, từ loạt phim hoạt hình Wallace and Gromit và chương trình truyền hình ăn khách The Wonder Years đến phim thiếu nhi Shiloh. Đáng chú ý, còn có Snoopy, chú Chó ăn thỏ nổi tiếng nhất trong số tất cả những chú chó đã xuất hiện trong bộ truyện tranh Peanuts.

Với bộ lông màu nâu đỏ nhạt, đen và trắng,Chó ăn thỏ có vẻ ngoài tương tự như Chó săn cáo - mặc dù sau này có kích thước lớn hơn nhiều. Ngoài ra, trong chính giống Chó ăn thỏ, vẫn có hai giống loài khác nhau. Câu lạc bộ Chó kiểng Hoa Kỳ phân biệt giữa những chú chó có kích thước vai dưới 13 inch và những chú chó có kích thước vai từ 13 đến 15 inch - mặc dù ở Anh, chúng có thể lớn hơn đôi chút.

Với một thể trạng khá mạnh mẽ, chó Maltese là một giống chó khỏe mạnh và có tuổi thọ lâu đời. Thật vậy, nhiều chú chó Maltese sống tốt ở lứa tuổi thiếu niên và đôi khi còn xa hơn.

Hiếu động và mạnh mẽ, Chó ăn thỏ sẽ cần vận động ít nhất một tiếng mỗi ngày, nhưng lý tưởng nhất là trong nhiều giờ hơn. Nhờ bản năng đi săn theo bầy đàn, chúng cũng phối hợp tốt hơn với đồng loại và không thích nghi tốt khi ở một mình.

Một lời cảnh báo khác trước khi chọn nuôi Chó ăn thỏ: Chúng thích âm thanh phát ra từ tiếng của mình với tần suất sủa khá thường xuyên. Việc huấn luyện chúng cũng có xu hướng khó hơn đôi chút so với một số giống chó, nhưng không có gì là không thể vượt qua được bằng một vài bài tập và một chút kiên nhẫn.

Nhìn chung, những con vật trung thành này là một người bạn đồng hành tuyệt vời. Trên thực tế, với một chút công sức đầu tư, bạn sẽ sớm được đền đáp bằng một người bạn thân mới.

Ảnh cận ảnh chú chó con thuộc giống chó ăn thỏ
2/7

2 sự thật về chó ăn thỏ

1. Về khả năng đánh hơi

Cùng với Chó Bloodhound và Chó săn Basset, Chó ăn thỏ là một trong những loài chó có giác quan khứu giác nhạy bén nhất so với bất kỳ giống chó nào. Trên thực tế, chúng có khoảng 220 triệu thụ thể đánh hơi trong mũi.

2. Tất cả trong công việc hàng ngày

Với khứu giác tuyệt vời, không có gì ngạc nhiên khi nhiều chú chó Beagle tiếp tục làm chó nghiệp vụ tại các sân bay. Thông thường, chúng được sử dụng để đánh hơi chất nổ và ma túy, nhưng gần đây, chúng cũng được huấn luyện để phát hiện sự hiện diện của vi-rút Corona.

3/7

Lịch sử của giống này

Mặc dù có nhiều phỏng đoán giữa những người yêu chó, thế nhưng nguồn gốc của Chó ăn thỏ vẫn còn là sự bí ẩn chưa được hé lộ. Tuy nhiên, rất có thể chúng là hậu duệ của những con chó săn La Mã được sử dụng để bắt thỏ và những động vật tương tự. Sau đó, chúng đã xuất hiện trong các bức tranh và văn học kể từ thời nữ hoàng Elizabethan.

Hồi đó, Chó ăn thỏ có kích thước nhỏ hơn, với sợi lông mảnh - một số con nhỏ đến mức chúng có thể bỏ trong túi áo khoác đi săn. Kích thước Chó ăn thỏ đã tăng lên trong những năm qua nhưng các phiên bản nhỏ hơn của giống chó này, hay còn được gọi là ‘Chó ăn thỏ bỏ túi’ còn vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Trong khi nguồn gốc chính xác của cái tên Chó ăn thỏ đã bị mai một theo thời gian, thì nhiều người vẫn tin rằng từ này bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Gaelic ‘beag’ (nhỏ). Những người khác cho rằng nó xuất phát từ thuật ngữ tiếng Pháp mang nghĩa tiếng tù và săn bắn ('be'geule').

Trong mọi trường hợp, giống Chó ăn thỏ hiện đại được cho là đã xuất hiện ở Vương Quốc Anh vào khoảng những năm 1830. Được cho là được lai tạo giữa một số giống chó - bao gồm có thể là Chó săn Talbot, Chó ăn thỏ phương Bắc và Chó săn phương Nam – tính cách Chó ăn thỏ dường như là sự quy tụ từ những đặc điểm tốt nhất.

Năm 1890, Câu lạc bộ Chó ăn thỏ được thành lập và tiêu chuẩn được tuân thủ ngay sau đó. Ngày nay, Chó ăn thỏ thường xuyên xuất hiện trong danh sách các giống chó được yêu thích trên toàn thế giới.

Với các đặc điểm hành vi tốt, kích thước và tính khí ngoan ngoãn, Chó ăn thỏ cũng là giống chó được ưa chuộng cho các phòng thí nghiệm. May mắn thay, nhiều tổ chức từ thiện đang nỗ lực để mang đến cho chúng một ngôi nhà. Bạn đang nghĩ đến việc nhận nuôi một chú Chó ăn thỏ? Tại sao không biến một chú chó trong phòng thí nghiệm thành một chú chó cảnh?

4/7

Từ đầu đến đuôi

Đặc điểm thể chất của chó ăn thỏ

Illustration of black, beige, and white beagle
1
2
3
4
5

1.Cái đầu

Hộp sọ hình vòm với đôi tai dài rũ xuống và chiếc mõm vuông vức.

2.Khuôn mặt

Đôi mắt to đầy biểu cảm, màu nâu hoặc màu hạt dẻ.

3.Lông thú

Bộ lông ngắn, mịn và dày với nhiều màu sắc khác nhau bao gồm trắng, nâu vàng và đen.

4.Thân hình

Cơ thể săn chắc và rắn chắc với phần thân trên thẳng và đôi chân ngắn.

5.Đuôi

Đuôi dài và nhô cao thường để lộ một đầu màu trắng ở cuối.
Beagle puppy sitting in black and white
5/7

Những điều cần chú ý

Từ đặc điểm cụ thể về giống đến tổng quan chung về sức khỏe, đây là một số sự thật thú vị về chó ăn thỏ

Điều quan trọng là hãy chọn một người lai giống đã được phê duyệt

Trong khi Chó ăn thỏ thường có xu hướng tuổi thọ khá cao, với tuổi thọ trung bình từ 12 đến 15 năm, chúng có thể dễ mắc một số tình trạng sức khỏe di truyền trong suốt cuộc đời – giống như tất cả các giống chó khác. Như mọi khi, điều quan trọng là hãy mua từ một người lai giống uy tín có trách nhiệm, vì họ sẽ sàng lọc hầu hết các tình trạng di truyền, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, việc hiểu rõ liệu chú Chó ăn thỏ của bạn có phải là vật mang mầm bệnh hay có thể có khả năng xuất hiện vấn đề sức khỏe sau này hay không, có thể giúp bạn và bác sĩ thú y lập kế hoạch phù hợp để chăm sóc chúng suốt đời.

Coi chừng những vấn đề về mắt

Giống Chó ăn thỏ cũng có thể dễ mắc một số vấn đề về mắt như bệnh tăng nhãn áp, rối loạn thoái hóa còn được biết đến là chứng teo võng mạc tiến triển (PRA) và tình trạng ‘mộng mắt’, khi một tuyến bắt đầu nhô ra ở góc mắt. Khi tình trạng này thường xuyên xảy ra, việc phát hiện sớm có thể tạo nên sự khác biệt. Với ý nghĩ đó, điều quan trọng là phải kiểm tra mắt chú Chó ăn thỏ của bạn thường xuyên và hỏi ý kiến bác sĩ thú y nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc dấu hiệu khó chịu nào. Ngoài ra, chó ăn thỏ của bạn cần được kiểm tra nhãn khoa toàn diện hai lần mỗi năm.

Đây là một giống chó cũng có thể dễ bị động kinh

Được kích hoạt bởi hoạt động điện bất thường trong não, tình trạng thần kinh này có thể dẫn đến chứng co giật nhẹ hoặc đôi khi trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng khác có thể biểu hiện như loạng choạng, ngã hoặc mất phương hướng tạm thời. Một trong những tình trạng phổ biến hơn được phát hiện ở Chó ăn thỏ là các cơn co giật có thể bắt đầu xảy ra từ khoảng sáu tháng tuổi. Trong khi chứng động kinh có thể đáng lo ngại khi chứng kiến, chúng thường trông tồi tệ hơn rất nhiều so với thực tế. Trên thực tế, tiên lượng lâu dài đối với những chú chó mắc chứng động kinh thường khá khả quan. Như mọi khi, tốt nhất bạn nên thảo luận mọi thứ với bác sĩ thú y, người sẽ có thể giới thiệu một liệu trình thuốc điều trị phù hợp cho chú Chó ăn thỏ của bạn.

Chế độ ăn uống lành mạnh, chó khỏe mạnh hơn

Khi chọn thực phẩm cho Chó ăn thỏ, có nhiều yếu tố cần xem xét: their age, lifestyle, activity level, physical condition, and health including potential sickness or sensitivities. Food provides energy to cover a dog’s vital functions, and a complete nutritional formula should contain an adjusted balance of nutrients to avoid any deficiency or excess in their diet, both of which could have adverse effects on the dog. Clean and fresh water should be available at all times. In hot weather and especially when out exercising, bring water along for your dog’s frequent water breaks. Bạn cũng có thể phải điều chỉnh năng lượng nạp vào cho phù hợp với điều kiện khí hậu. Một chú chó sống ngoài trời vào mùa đông sẽ có nhu cầu năng lượng tăng lên.

Những khuyến nghị sau đây dành cho động vật khỏe mạnh. Nếu chú chó của bạn có vấn đề về sức khỏe, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ thú y của bạn. Họ sẽ chỉ định chế độ ăn theo toa dành riêng cho chó. Nhu cầu của một chú chó con thuộc giống chó ăn thỏ, về năng lượng, protein, khoáng chất và vitamin, lớn hơn nhiều so với chó trưởng thành. Chúng cần năng lượng và chất dinh dưỡng để duy trì cơ thể, cũng như để phát triển và xây dựng cơ thể. Cho đến khi được 12 tháng tuổi, hệ miễn dịch của Chó ăn thỏ con sẽ phát triển dần dần. Một phức hợp chất chống oxy hóa - bao gồm vitamin E - có thể giúp hỗ trợ khả năng phòng vệ tự nhiên của trẻ trong thời điểm có nhiều thay đổi lớn, khám phá và gặp gỡ mới. Chức năng tiêu hóa của chúng cũng khác với Chó ăn thỏ trưởng thành: hệ tiêu hóa của chúng chưa trưởng thành nên điều quan trọng là cung cấp protein dễ tiêu hóa để có thể sử dụng hiệu quả. Prebiotic, chẳng hạn như fructo-oligosaccharides, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa bằng cách giúp cân bằng hệ thực vật đường ruột, dẫn đến chất lượng phân tốt.

Tương tự như vậy, răng của một chú chó con - bắt đầu với răng sữa, hoặc răng đầu tiên, sau đó là răng vĩnh viễn - là một yếu tố quan trọng cần được tính đến khi chọn kích thước, hình dạng và kết cấu của thức ăn hạt. Lượng calo nên được kiểm soát vì Chó ăn thỏ được biết đến với xu hướng dễ tăng cân. Nên chia khẩu phần ăn hàng ngày thành ba bữa cho đến khi chúng được sáu tháng tuổi, sau đó chuyển sang hai bữa ăn mỗi ngày.

Mục tiêu dinh dưỡng chính cho Chó ăn thỏ trưởng thành là:

Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng bằng cách sử dụng các thành phần dễ tiêu hóa và giữ hàm lượng chất béo ở mức hợp lý

Hỗ trợ xương và khớp khỏe mạnh với chondroitin, glucosamine và EPA-DHA

Thúc đẩy khả năng tiêu hóa tối ưu với protein chất lượng cao và nguồn cấp chất xơ cân bằng từ thực phẩm

Giúp bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp của da cũng như bộ lông bằng việc bổ sung các axit béo thiết yếu (đặc biệt là EPA-DHA), axit amin thiết yếu và các vitamin nhóm B.

Để hỗ trợ khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, nên sử dụng công thức bổ sung phức hợp chống oxy hóa và chứa mannan-oligosaccharides.

Sau 7 tuổi, chó ăn thỏ sẽ bắt đầu đối mặt với những dấu hiệu lão hóa đầu tiên. Một công thức giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp duy trì sức sống của chúng. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng cụ thể, chẳng hạn như chondroitin và glucosamine, sẽ giúp hỗ trợ xương và khớp khỏe mạnh. Lão hóa cũng đi kèm với sự thay đổi về chức năng tiêu hóa và các nhu cầu dinh dưỡng cụ thể, vì thế, thức ăn cho chó ăn thỏ lớn tuổi phải có các đặc điểm sau:

Hàm lượng vitamin C và E cao hơn. Những chất dinh dưỡng này có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi những tác hại của tình trạng mất cân bằng oxy hóa do lão hóa.

Protein chất lượng cao. Trái ngược với quan niệm sai lầm phổ biến, việc giảm hàm lượng protein trong thực phẩm mang lợi ích rất nhỏ trong việc hạn chế suy thận. Ngoài ra, những chú chó lớn tuổi sử dụng protein trong chế độ ăn uống ít hiệu quả hơn so với chó nhỏ tuổi. Giảm hàm lượng phốt pho là một cách tốt để làm chậm sự suy giảm dần của chức năng thận.

Tỷ lệ các nguyên tố vi lượng sắt, kẽm và mangan cao hơn sẽ giúp duy trì điều kiện tốt cho da và lông

Lượng axit béo không bão hòa đa cao hơn (dầu cây lưu ly, dầu cá) để duy trì chất lượng của lớp lông. Chó thường sản xuất các axit béo này, nhưng quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh lý này.

Khi già đi, chó ngày càng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Để giúp chó tiếp tục ăn đủ lượng thức ăn, kích thước, hình dạng và kết cấu của thức ăn hạt cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với hàm của chúng.

Trong suốt cuộc đời của chúng, cần phải tránh cho chó ăn thỏ ăn thức ăn của người hoặc đồ ăn vặt béo. Thay vào đó, hãy thưởng cho chúng thức ăn hạt lấy từ khẩu phần ăn hàng ngày của chúng và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn cho ăn được viết trên bao bì để ngăn ngừa tăng cân quá mức.

Side view of three Beagles looking into distance
6/7

Chăm sóc chó ăn thỏ của bạn

Mẹo chăm sóc lông, huấn luyện và tập thể dục

Chó ăn thỏ có xu hướng trở thành những chú chó mạnh mẽ và hiếu động, với khả năng đánh hơi tốt khi ở ngoài trời. Do đó, bạn nên cho chúng vận động ít nhất một tiếng mỗi ngày - và lý tưởng nhất là hai tiếng trở lên. Chó ăn thỏ trưởng thành lớn tuổi có thể trở nên lười biếng hơn chút và thích thu mình vào ổ, nhưng vì đây là giống chó dễ bị béo phì nên điều quan trọng là không được để điều đó xảy ra. Dù ở độ tuổi nào, Chó ăn thỏ vẫn giữ được bản năng săn mồi vốn có, với xu hướng săn đuổi mùi hương, vì vậy, bạn có thể sẽ muốn để chúng đi trước - hoặc ít nhất là trong tầm mắt. Ngoài ra, vì chúng là những "kẻ đào tẩu" giỏi trốn chạy với sở trường đào bới hàng rào, nên điều quan trọng là phải theo dõi chúng cẩn thận ngay cả khi ở trong vườn nhà.

Một trong nhiều mặt tích cực của việc nuôi Chó ăn thỏ là không cần phải cắt tỉa lông quá thường xuyên. Mặc dù chúng có một lớp lông kép dày đặc, giúp bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây hại, nhưng bộ lông ngắn, mượt và không thấm nước của chúng rất dễ làm sạch và bảo dưỡng. Chải lông cho Beagle mỗi tuần một lần bằng bàn chải lông vừa phải là đủ để loại bỏ lông chết. Ngoài ra, tình trạng rụng lông chỉ diễn ra ở mức vừa phải đến trung bình, mặc dù sẽ nhiều hơn trong thời gian Chó ăn thỏ bước vào mùa thay lông. Do có bộ lông ngắn, nên bạn chỉ cần tắm thường xuyên cho chúng là được. Ngoài ra, chúng cần được cắt móng thường xuyên, đánh răng càng thường xuyên càng tốt và đôi tai dài của Chó ăn thỏ cũng cần được kiểm tra cẩn thận trong quá trình cắt tỉa lông.

Khi đề cập đến việc huấn luyện Chó ăn thỏ, đúng là có thể khó khăn hơn đôi chút so với một số giống chó khác. Đừng để cho chúng biết rằng chúng tôi đã nói điều đó với bạn. Và, mặc dù chúng là những con chó hiền lành và tận tụy, nhưng chúng cũng có tính cách độc lập. Do tiền thân là giống chó săn, nên Chó ăn thỏ sẽ muốn ngửi mọi thứ trên đường đi của chúng - và chúng có thể mất nhiều thời gian hơn mức trung bình để huấn luyện cách đi vệ sinh. Tuy nhiên, mặt khác, Chó ăn thỏ cũng học hỏi rất nhanh và sẽ đáp ứng tốt với việc huấn luyện khi có phần thưởng - đặc biệt nếu nó liên quan đến thức ăn. Điều quan trọng là hãy bắt đầu để chú Chó ăn thỏ của bạn tham gia các lớp huấn luyện chó con và đưa chúng đi giao lưu thường xuyên. Với một chút kế hoạch và sự kiên nhẫn, cả hai sẽ gặt hái được thành quả.

Chó ăn thỏ có xu hướng trở thành những chú chó mạnh mẽ và hiếu động, với khả năng đánh hơi tốt khi ở ngoài trời. Do đó, bạn nên cho chúng vận động ít nhất một tiếng mỗi ngày - và lý tưởng nhất là hai tiếng trở lên. Chó ăn thỏ trưởng thành lớn tuổi có thể trở nên lười biếng hơn chút và thích thu mình vào ổ, nhưng vì đây là giống chó dễ bị béo phì nên điều quan trọng là không được để điều đó xảy ra. Dù ở độ tuổi nào, Chó ăn thỏ vẫn giữ được bản năng săn mồi vốn có, với xu hướng săn đuổi mùi hương, vì vậy, bạn có thể sẽ muốn để chúng đi trước - hoặc ít nhất là trong tầm mắt. Ngoài ra, vì chúng là những "kẻ đào tẩu" giỏi trốn chạy với sở trường đào bới hàng rào, nên điều quan trọng là phải theo dõi chúng cẩn thận ngay cả khi ở trong vườn nhà.

Một trong nhiều mặt tích cực của việc nuôi Chó ăn thỏ là không cần phải cắt tỉa lông quá thường xuyên. Mặc dù chúng có một lớp lông kép dày đặc, giúp bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây hại, nhưng bộ lông ngắn, mượt và không thấm nước của chúng rất dễ làm sạch và bảo dưỡng. Chải lông cho Beagle mỗi tuần một lần bằng bàn chải lông vừa phải là đủ để loại bỏ lông chết. Ngoài ra, tình trạng rụng lông chỉ diễn ra ở mức vừa phải đến trung bình, mặc dù sẽ nhiều hơn trong thời gian Chó ăn thỏ bước vào mùa thay lông. Do có bộ lông ngắn, nên bạn chỉ cần tắm thường xuyên cho chúng là được. Ngoài ra, chúng cần được cắt móng thường xuyên, đánh răng càng thường xuyên càng tốt và đôi tai dài của Chó ăn thỏ cũng cần được kiểm tra cẩn thận trong quá trình cắt tỉa lông.

Khi đề cập đến việc huấn luyện Chó ăn thỏ, đúng là có thể khó khăn hơn đôi chút so với một số giống chó khác. Đừng để cho chúng biết rằng chúng tôi đã nói điều đó với bạn. Và, mặc dù chúng là những con chó hiền lành và tận tụy, nhưng chúng cũng có tính cách độc lập. Do tiền thân là giống chó săn, nên Chó ăn thỏ sẽ muốn ngửi mọi thứ trên đường đi của chúng - và chúng có thể mất nhiều thời gian hơn mức trung bình để huấn luyện cách đi vệ sinh. Tuy nhiên, mặt khác, Chó ăn thỏ cũng học hỏi rất nhanh và sẽ đáp ứng tốt với việc huấn luyện khi có phần thưởng - đặc biệt nếu nó liên quan đến thức ăn. Điều quan trọng là hãy bắt đầu để chú Chó ăn thỏ của bạn tham gia các lớp huấn luyện chó con và đưa chúng đi giao lưu thường xuyên. Với một chút kế hoạch và sự kiên nhẫn, cả hai sẽ gặt hái được thành quả.

7/7

Tất tần tật về chó ăn thỏ

Nguồn
  1. Veterinary Centers of America https://vcahospitals.com/
  2. Royal Canin Dog Encyclopedia. Ed 2010 and 2020
  3. Banfield Pet Hospital https://www.banfield.com/
  4. Sách về sản phẩm BHN của Royal Canin
  5. Câu lạc bộ chó Kiểng Mỹ https://www.akc.org/

Thích và chia sẻ trang này