Những điều cần cân nhắc trước khi nuôi một chú mèo
Bạn có thời gian để chăm sóc mèo không?
Chú mèo con có thể mang tới nhiều niềm vui cho ngôi nhà nhưng mèo con sẽ lớn lên, vì thế, quyết định nuôi một chú mèo là cam kết lâu dài. Tuy nhiều người tin rằng việc nuôi một chú mèo sẽ dễ dàng hơn nuôi một chú chó, nhưng mèo vẫn cần nhiều sự quan tâm và hỗ trợ.
Những yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến hình thức chăm sóc và hỗ trợ nhu cầu của chú mèo bao gồm: liệu bạn chọn nuôi mèo con hay mèo lớn tuổi vì mèo con sẽ cần nuôi dưỡng, huấn luyện nhiều hơn và cho ăn thường xuyên hơn mèo trưởng thành; liệu bạn muốn nuôi một chú mèo có phả hệ hay một chú mèo không thuần chủng (“mogie”) và liệu bạn sẽ tìm đến người lai giống hay trung tâm cứu hộ vì một số chú mèo được cứu hộ có thể có những trải nghiệm đau buồn và cần phải xem xét kỹ hơn ngay từ đầu.
Hành vi và phản ứng của một chú mèo phụ thuộc vào sự kết hợp giữa cấu trúc di truyền và những trải nghiệm trong suốt giai đoạn hòa nhập xã hội của mèo. Trong giai đoạn đạt đến tám tuần tuổi, mèo con học được hầu hết các kỹ năng hòa nhập xã hội, vì vậy, việc dành đủ thời gian và sự quan tâm cho chú mèo trong những tuần đầu đời là cực kỳ quan trọng.
Việc có một chú mèo hoặc mèo con có phù hợp với thói quen của bạn không?
Bất kỳ vật nuôi nào cũng có thể thay đổi lối sống của bạn và hy vọng là theo những cách tích cực đối với bạn. Tuy nhiên, trong thói quen của bạn có thể có những điều bất di bất dịch và bạn nên cân nhắc xem những điều đó vẫn ổn hoặc vẫn phù hợp ở mức nào khi có sự xuất hiện của mèo hoặc mèo con.
Câu hỏi bạn cần đặt ra cho chính mình:
- Bạn có con không? Điều này có thể ảnh hưởng đến loại mèo bạn chọn nuôi vì một số loại mèo sẽ không phù hợp với trẻ nhỏ bằng những loại khác.
- Bạn có thú cưng khác trong nhà không và chúng có thể sẽ phản ứng như thế nào với thành viên mới? Giúp thú cưng mới làm quen với thú cưng đã ở lâu trong nhà có thể là việc rất khó khăn. Quá trình này sẽ cần thời gian và sự kiên nhẫn. Sự chào đón hoàn toàn có thể mất vài tháng hoặc không bao giờ xảy ra.
- Bạn có không gian ngoài trời hay chú mèo của bạn sẽ chỉ sống trong nhà?
- Bạn có làm việc toàn thời gian không và nếu có, điều gì sẽ xảy ra với chú mèo khi bạn vắng nhà?
- Liệu bạn có thể sắp xếp lại ngồi nhà của mình một cách phù hợp để trở nên thân thiện với mèo không?
- Bạn có hay đi du lịch không? Nếu bạn định đi xa mà không cho mèo đi cùng, hãy suy nghĩ kỹ về các lựa chọn khác nhau để chăm sóc cho chú mèo.
- Bạn có thể đáp ứng về mặt tài chính cho nhu cầu của mèo, bao gồm bảo hiểm thú cưng, đồ ăn, chi phí thú y cũng như dịch vụ cắt tỉa lông móng và trông giữ có thể phát sinh hay không?
Những câu hỏi này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc ngôi nhà và lối sống của bạn có thuận lợi để nuôi một chú mèo vui vẻ và khỏe mạnh hay không, mà còn ảnh hưởng đến loại mèo phù hợp nhất với bạn.
Nhà của bạn có an toàn cho mèo hoặc mèo con không?
Nhà của mèo là một phần quan trọng đối với sức khỏe của chúng. Sau khi ổn định ở nhà mới, mèo con đi khám phá mọi thứ. Hãy để mèo con khám phá và tìm hiểu xung quanh theo ý chúng. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra mọi nguy cơ tiềm ẩn.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng mèo có không gian yên tĩnh để chúng có thể lui tới, đặc biệt là khi lần đầu về nhà. Nhờ vậy, chúng có thể dần dần làm quen với lãnh thổ và gia đình mới trong vài ngày tới.
Những điều bạn có thể làm để giảm căng thẳng trong nhà bao gồm:
- Cho mèo một khu vực ăn uống riêng. Khu vực này phải cách xa khay vệ sinh, tốt nhất là tránh xa khu vực ồn ào vì mèo thích có không gian yên tĩnh để ăn uống.
- Đảm bảo rằng mèo con có khay vệ sinh ở khu vực yên tĩnh. Khu vực này phải ở vị trí cố định mà mèo có thể dễ dàng lui tới và cách xa bát đựng thức ăn và nước uống.
- Đảm bảo rằng mèo con có không gian riêng để vui chơi, săn mồi, leo trèo và cào móng.
- Cho mèo không gian ngủ riêng.
Có mối nguy hiểm nào trong nhà của bạn không?
Ở cả bên trong và ngoài nhà, có một số thứ có thể gây nguy hiểm cho mèo hoặc mèo con, bao gồm:
- Dây điện hoặc dây nguồn.
- Các hóa chất gia dụng, sản phẩm tẩy rửa và thuốc dễ tiếp xúc.
- Các bề mặt tiếp xúc nóng.
- Ban công.
- Thực vật độc hại và có độc như: cây anh thảo, cây ô rô, cây tầm gửi, cây tử đằng, cây vạn niên thanh, cây họ ráy, cây khô (họ đỗ quyên), cây đỗ quyên, cây anh đào Jerusalem, cây trúc đào, cây trạng nguyên, cây thường xuân, cây ô rô bà, cây đậu thơm và cây đa đề.
Khi bạn cân nhắc xem chú mèo hoặc mèo con có phù hợp với lối sống và ngôi nhà của mình hay không, bạn sẽ hiểu được liệu mình có thể cho chúng sống trong một môi trường hạnh phúc và an toàn hay không. Đồng thời, điều đó sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ với người bạn đồng hành mới, nếu bạn chọn nuôi một chú mèo, thậm chí còn xứng đáng hơn.
Related Articles
Thích và chia sẻ trang này