Cách nhận nuôi một chú chó

Quyết định có nhận nuôi một chú chó hay không đòi hỏi bạn cần phải có thông tin đầy đủ về sức khỏe của thú cưng mới của mình. Tại đây, chúng tôi thảo luận về một số yếu tố chính nhằm giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.
Adult dogs standing outdoors eating from silver bowls.

Cho dù bạn chọn nuôi một chú chó trưởng thành hay chó con, việc giải cứu một chú chó sẽ mang lại cả lợi ích và những điều bất lợi. Đó cũng là một quyết định rất cá nhân, đòi hỏi phải nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về ngôi nhà mà bạn có thể mang đến cho chú chó.

Lợi ích của việc nhận nuôi một chú chó

  • Đó có thể là một việc đáng giá
  • Những chú chó trưởng thành có thể đã được huấn luyện tại nhà
  • Những chú chó trưởng thành có thể đã được huấn luyện các lệnh cơ bản

Khó khăn của việc nhận nuôi một chú chó

  • Việc dự đoán kích cỡ trưởng thành của những chú chó con lai giống là rất khó
  • Đôi khi, những thú cưng được giải cứu có thể có vấn đề về hành vi
  • Những chú chó trưởng thành có thể không được huấn luyện cơ bản hoặc có thói quen xấu

Các mẹo hữu ích nhất cho việc nhận nuôi một chú chó

Chìa khóa để thích nghi thành công là dành thời gian làm quen với chú chó mà bạn sẽ nhận nuôi trước khi đón chó về nhà. Hãy thử gặp chó vài lần trước khi nhận nuôi, đề nghị được đưa chó ra khỏi chuồng để đi dạo cả khi có dây dắt và khi tháo dây. Nếu có thể, hãy đưa chó ra ngoài bằng ô tô và quan sát hành vi của chó trong các tình huống khác nhau.

Adult Dalmatians walking outdoors on a pavement surrounded by fallen leaves.

Nhân viên của trung tâm sẽ biết những chú chó mà họ chăm sóc và có mặt để hỗ trợ tư vấn. Vì vậy, hãy đặt câu hỏi về chó của bạn để hiểu rõ bản chất của nó. Ví dụ:

  • Chó bao nhiêu tuổi?
  • Chất lượng cuộc sống của chó như thế nào?
  • Cách chó cư xử và nó có sợ hãi điều gì không?
  • Chó phản ứng thế nào khi ở cùng trẻ em và các động vật khác?
  • Cách chó phản ứng với các môi trường khác nhau?
  • Chú chó này có thoải mái khi ở một mình không?

Đón chú chó mà bạn nhận nuôi về nhà

  • Giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng khi bạn mới đón chó về nhà: Khi về đến nhà, hãy để chó làm quen dần với lãnh thổ và gia đình mới trong vài ngày kế tiếp.
  • Giám sát trẻ: Nếu bạn có con nhỏ, hãy chỉ để con chơi với chó khi bạn ở cùng để có thể đảm bảo chó không sợ hãi.
  • Dần dần giới thiệu các thú cưng hiện có: Nếu bạn đang nuôi những thú cưng khác, hãy bắt đầu bằng cách giới thiệu dần từng thú cưng với chó và ở một khu vực trung lập bên ngoài nhà.
  • Đừng làm hư chú chó của bạn: Hầu hết mọi người đều cảm thấy áy náy khi những chú chó phải rời chuồng và một cách tự nhiên, họ muốn giúp chó cảm thấy thoải mái trong ngôi nhà mới. Điều này có nghĩa là họ làm hư chú chó và có thể dẫn đến những thói quen xấu cũng như các vấn đề trong tương lai. Mỗi chú chó cần có các quy tắc rõ ràng để không bị căng thẳng.
  • Hãy kiên nhẫn khi huấn luyện: Khi chó hiểu cách cư xử ở nhà, hãy bắt đầu dạy chó cách phản ứng khi bạn đưa chó ra ngoài. Khi bắt đầu, hãy dùng dây giữ chó để chó không chạy đi. Tạo lập một số thói quen hàng ngày và nếu bạn để chó ở một mình, đừng để chó bị căng thẳng khi bạn rời đi. Hãy chỉ bước ra ngoài mà không nói chuyện với chó và thờ ơ khi bạn quay lại.
  • Không chấp nhận hành vi hung hăng của chó: Bạn cần phải uốn nắn dù chó của bạn chỉ gầm gừ một tiếng nhẹ. Nếu bạn phản ứng kịp thời và có hệ thống khi chó có thái độ xấu, thì bạn sẽ điều chỉnh được hành vi của chó. Hợp tác với một huấn luyện viên chuyên nghiệp có thể giúp bạn trong quá trình này. Nếu bạn không chú ý đến những dấu hiệu ban đầu, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Nhận nuôi một chú chó là cam kết quan trọng cần được xem xét cẩn thận. Nhưng nếu bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra quyết định, thì kết quả có thể là một mối quan hệ đáng quý giữa bạn và chú chó.

Tìm hiểu thêm về các giống chó

Tìm giống mèo
Dachshund puppy jumping in black and white on a white background

Thích và chia sẻ trang này