Bệnh bạch cầu ở mèo

Vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV) là một loại retrovirus, thuộc cùng nhóm vi-rút như HIV. Hiện nay, vi-rút này ít gặp hơn rất nhiều ở mèo so với trước kia, trong đó chưa đầy 1% số mèo khỏe mạnh bị nhiễm bệnh.
Young cat lying down on an examination table being given an injection.

Vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo là gì?

Vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV) là một loại retrovirus, thuộc cùng nhóm vi-rút như HIV nhưng không lây được sang người.

Hiện nay, vi-rút này ít gặp hơn rất nhiều ở mèo so với trước kia, trong đó chưa đầy 1% số mèo khỏe mạnh bị nhiễm bệnh. Đây là thành quả của việc tiêm vắc-xin rộng rãi và hiệu quả ở các lứa mèo và mèo con từ những năm 1990.

Điều gì xảy ra nếu mèo hoặc mèo con bị nhiễm vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo?

Vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo gây ức chế hệ miễn dịch và gây nhiễm trùng chậm, khiến mèo bị nhiễm bệnh rất dễ mắc các bệnh khác, bao gồm:

  • Ung thư
  • Viêm các cơ quan khác nhau trong cơ thể
  • Vấn đề về sinh sản

Ở mèo con, vi-rút này có thể gây ra sự suy giảm chậm và từ từ, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tử vong.

Vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo lây lan như thế nào?

Vi-rút này lây truyền giữa mèo với mèo qua đường nước bọt khi mèo chải lông cho nhau, dùng chung bát thức ăn và thường là ở gần nhau. Vi-rút này cũng lây truyền qua các dịch bài tiết khác của cơ thể, máu và sữa.

Đây là loại vi-rút có thể ẩn bên trong tế bào của cơ thể mèo hoặc mèo con (được gọi là trạng thái tiềm ẩn). Vi-rút này chèn ADN của nó vào ADN của mèo, trong đó vi-rút có thể hoạt hóa và gây bệnh sau khoảng thời gian rất lâu từ lúc mới nhiễm vi-rút.

Bệnh bạch cầu ở mèo có thể kéo dài trong bao lâu?

Quá trình của bệnh bạch cầu ở mèo thường kéo dài tối đa ba năm, mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, mèo sẽ qua đời sớm hơn.

Có thể tiêm vắc-xin phòng vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo không?

May mắn là việc tiêm vắc-xin hiện có thể giúp phòng ngừa nhiễm bệnh dai dẳng và bệnh gây tử vong.

Vắc-xin phòng vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo là một trong những mũi tiêm vắc-xin thiết yếu, có nghĩa đây là mũi tiêm bắt buộc đối với mọi chú mèo và mèo con. Bạn nên trao đổi với bác sỹ thú y để đưa ra chương trình tiêm vắc-xin thích hợp cho chú mèo con của bạn.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cho mèo con?

Độ tuổi lý tưởng để tiêm phòng lần đầu tiên cho mèo con là tám tuần tuổi, lần thứ hai sẽ sau đó ba đến năm tuần. Lần tiêm này sẽ dành cho các loại vắc-xin thiết yếu để bảo vệ mèo con khỏi các loại bệnh phổ biến và có nguy cơ cao. Các loại vắc-xin này bao gồm:

  • Cúm mèo – cả vi-rút herpes ở mèo (fHV) và vi-rút calici ở mèo (FCV)
  • Vi-rút gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV)
  • Vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)

Bác sỹ thú y cũng sẽ tư vấn cho bạn về mọi loại vắc-xin khuyến cáo khác cho mèo con của bạn, tùy thuộc vào nếp sống của chú mèo, cụ thể là liệu mèo có đi ra ngoài hay không hoặc liệu mèo có tiếp xúc với những chú mèo khác hay không.

Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin phòng vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo không?

Có, giống như các loại vắc-xin thiết yếu khác, bác sỹ thú y sẽ tiêm mũi nhắc lại đầu tiên cho vắc-xin phòng vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo khi mèo trong khoảng 12 đến 16 tuần tuổi.

Ngay khi được một năm tuổi, mèo con sẽ cần tiêm mũi nhắc lại hàng năm đầu tiên, rồi tiếp tục được tiêm nhắc lại hàng năm. Điều quan trọng là bạn phải liên hệ với bác sỹ thú y tại địa phương nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn chuyên môn.

Maine Coon adult standing in black and white on a white background

Tìm bác sĩ thú y

Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe của mèo, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để nhận được lời khuyên mang tính chuyên môn.

kitten product pack shot

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với mèo con

Các công thức dinh dưỡng giúp hình thành sức đề kháng tự nhiên, hỗ trợ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển hệ tiêu hóa cho mèo con của bạn.

Thích và chia sẻ trang này